zalo-icon
phone-icon
Siêu Thị Máy bơm nước

Miễn phí vận chuyển tất cả các sản phẩm máy bơm MATRA, TSURUMI và các sản phẩm bình tích áp Varem tại HCM và Hà Nội 0983.480.880(zalo-sms)

Tổng cộng:

Đà Nẵng đậy sông ô nhiễm: Quản lý nói ngược khoa học

– Dự án xây sàn bê tông lấp sông Phú Lộc bộc lộ quá nhiều sai sót, không khoa học, gây ảnh hưởng đến cảnh quan.

Quá nhiều sai sót?

Chia sẻ với Đất Việt, về dự án “ Cải tạo môi trường kênh thoát nước sông Phú Lộc”, ông Tô Văn Hùng – Phó Chủ tịch Hội KTS TP Đà Nẵng cho biết: “Dự án này không thể chấp nhận được bởi nó bộc lộ quá nhiều sai sót, không khoa học mà chắc chắn rằng nếu hiện thức hóa thì hậu quả rất nghiêm trọng”.

Bên cạnh đó, ông Hùng chỉ rõ: “Thứ nhất ngay từ tên gọi, dự án “Cải tạo môi trường kênh thoát nước sông Phú Lộc” là hoàn toàn sai, bởi từ xưa đến nay bất kỳ người dân Đà Nẵng nào cũng điều biết đây là sông Phú Lộc. Việc dự án tự ý đổi tên sông thành kênh đã là sự xúc phạm nghiêm trọng đến lịch sử.

Ngay cả nếu thật sự Phú Lộc là kênh cũng không thể ứng xử với nó một cách thô bạo như vậy. Bài học từ việc cải tạo Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè của TPHCM, được xã hội hoan nghênh, từ một con kênh ô nhiễm trầm trọng nay đã có thể nhìn từng đàn cá tung tăng bơi lội.

Hay dự cải tạo suối Cheonggyecheon, nguyên tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã xóa bỏ con đường cao tốc được xây dựng ngay trên dòng suối Cheonggyecheon trước đây bị ô nhiễm, dự án gây nhiều tranh cải, tiêu tốn 900 triệu đô và là một trong những thành công giúp thị trưởng Seoul Lee Myung-bak trở thành tổng thống. Ngày nay, suối Cheonggyecheon đã được khôi phục, trở thành kỳ quan của thủ đô Seoul là bài học đắt giá cho mọi quốc gia phát triển.

Nếu các công trình này được triển khai đúng với các yêu cầu và tiêu chí của dự án thì chắc chắn rằng, nguyên nhân thứ nhất sẽ được khắc phục khi nước thải ra sông đã qua xử lý và nước sông lưu thông tốt do hết tình trạng bồi lắng cửa sông.

Thứ hai, dự án cho rằng nguyên nhân ô nhiễm là do 2 nguyên nhân: nước thải từ hệ thống xử lý nước thải sông Phú Lộc và tình trạng gây mất vệ sinh do chính người dân sinh sống dọc 2 bên bờ của dòng sông. Tuy nhiên, hiện nay thành phố đang triển khai dự án nâng cấp trạm xử lý nước thải sông Phú Lộc cùng với hệ thống kè chắn sóng tại vị trí cửa sông.

Thứ ba, với lý do không còn quỹ đất nên lắp mặt sông để tạo công viên phục vụ nhu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe cho người dân nơi đây thì quả là sự ngớ ngẩn đến không tưởng.

Với mức đầu tư 128 tỷ cho khuôn viên có quy mô 1,4ha như vậy liệu có thật sự kinh tế hay không? Đặc biệt khu vực này là nơi đón gió trực tiếp từ biển và là nơi chịu tác động gió bão lớn nhất hằng năm, vậy thì với hệ thống cây xanh trồng trên 1 lớp đất dày từ 0,5-1m được đổ trên lớp nền bê tông mặt sông liệu có thể tồn tại được mấy mùa mưa bão?

Thứ tư, việc lắp mặt sông sẽ là nguyên nhân hủy hoại hệ sinh thái sông Phú Lộc. Một trong những nguyên tắc cơ bản khi triển khai các dự án cảnh quan thì phải đảm bảo duy trì ổn định, đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái.

Việc ngăn chặn ánh sáng mặt trời sẽ hủy diệt toàn bộ hệ sinh vật trong nước, góp phần tạo nên mùi hôi thối từ các sinh vật chết, càng nguy hiểm hơn khi bề mặt không thông thoáng và không có quá trình đối lưu không khí.

Thứ năm, dự án sẽ làm tắc đường thông thương của con sông, ngay tại cửa sông tiếp giáp với Vịnh Đà Nẵng.

Cái sai lớn nhất từ dự án này chính là lối tư duy lệch lạc và thái độ ứng xử thiếu văn minh. Chính vì thế, ông Hùng đặt câu hỏi: “Liệu rằng Đà Nẵng có còn là thành phố đáng sống hay không khi khi không còn sông, không còn núi?

Đồng tình quan điểm, PGS. TS Trần Cát (ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng) không tán thành dự án này, bởi theo ông vấn đề bức thiết ở đây là xử lý ô nhiễm từ nước sông Phú Lộc cho người dân, nên dồn kinh phí cho trạm xử lý nước thải Phú Lộc để xử lý triệt để mùi hôi rồi hẵng tính đến việc cải tạo cảnh quan trên bề mặt sông.

Đại diện cho Hội Quy hoạch Đà Nẵng, KTS Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội cũng cho rằng, dự án này sẽ không thể mang lại hiệu quả, bởi: Vườn hoa và vui chơi trẻ em không thể phát triển bền vững ở vị trí ngay cửa sông, trực diện với vịnh Đà Nẵng và hướng thẳng góc với biển Đông, nơi đón gió, mưa bão và nắng nóng gay gắt vào mùa khô.

Trong khi đó lớp đất đổ trên mặt sàn bê tông cốt thép chỉ có độ dày 0,8 ~ 1,00 m làm sao trồng và phát triển bền vững được “cây rễ cọc, cây tán lớn, cây cổ thụ cao, thấp, lá bàn, lá kim… để tạo thành những mảng rừng chống gió bụi”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X