Ở Việt Nam, trong những năm qua cùng với sự phát triển của công nghiệp nói chung và sự mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng của ngành công nghiệp sản xuất bia nói riêng đã đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nhà máy mang lại cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực đến môi trường. Cũng như các ngành công nghiệp khác, nước thải nhà máy bia chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ phân hủy, tuy không độc hại nhưng đã góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước.
Hiện nay, trên thị trường bia Việt Nam có khoảng hơn 470 nhà máy và cơ sở sản xuất bia với quy mô khác nhau. Trong đó, có hơn 5 cơ sở sản xuất với công suất 100 triệu lít/năm, khoảng 20 nhà máy có công suất trên 50 triệu lít/năm và 11 nhà máy có công suất 20 triệu lít/năm. Ngoài ra, còn có một lượng khá nhiều các cơ sở sản xuất nhỏ, công suất dưới 10 triệu lít/năm và dưới 1 triệu lít/năm. Các cơ sở sản xuất lớn thường tập trung ở một số thành phố chính như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh khác trên cả nước.
Trước thực tế hàng loạt các nhà máy sản xuất bia mọc ra ở Việt Nam như vậy, liệu trong quá trình sản xuất thì phát sinh ra lượng lớn nước thải nhiễm bẩn. Vậy biện pháp quản lý và xử lý nước thải nhà máy bia ra sao để phù hợp với môi trường Việt Nam. Trước thực trạng môi trường ngày càng xấu đi như hiện nay, để bảo vệ môi trường sống của chúng ta nói chung và bảo vệ nguồn nước nói riêng, các doanh nghiệp cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ và có trách nhiệm hơn về công tác bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Vấn đề được quan tâm hơn là cần phải xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất,… và tại các nhà máy bia đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào môi trường là một vấn đề cần thiết và cần phải xử lý một cách có hiệu quả.
1. Đối với hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia khách hàng tìm đến công ty với những câu hỏi sau:
Công nghệ xử lý nước thải ngành bia phổ biến nhất, đạt hiệu quả cao
Phương pháp công nghệ nào tiên tiến nhất, tiết kiệm điện năng, vận hành đơn giản cho ngành bia?
Quản lý nước thải ngành bia như thế nào để phù hợp với luật môi trường Việt Nam?
Quy trình xử lý nước thải nhà máy bia như thế nào để đạt QCVN 40:2011/btnmt cột A?
Công nghệ sản xuất bia kèm theo dòng thải?
Để trả lời những câu hỏi của khách hàng chúng tôi đưa ra bài viết công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia được dùng phồ biến ở Việt Nam.
2 Một số thông tin cần thiết về hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia
Trước tiên tìm hiểu sơ lược về công nghệ sản xuất bia và kèm theo các dòng thải được biểu hiện qua hình ảnh dưới đây:
He-thong-xu-ly-nuoc-thai-nha-may-san-xuat-bia(2)
Sơ đồ : hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia
Từ các nguồn phát sinh nước thải đó tổng hợp được bảng phân tích các chỉ tiêu đặc trưng của mẫu nước thải mà qua khảo sát thực tế công ty chúng tôi thu thập được.
Bảng : Tính chất nước thải từ sản xuất bia
he-thong-xu-ly-nuoc-thai-nha-may-san-xuat-bia(3)
(Nguồn: Trung tâm sản xuất sạch hơn, Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành sản xuất bia, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường ĐHBK Hà Nội)
Qua bảng phân tích trên ta thấy vấn đề môi trường cần quan tâm trong nhà máy sản xuất bia là lượng nước thải rất lớn chứa nhiều chất hữu cơ, pH và nhiệt độ cao. Việc lưu giữ và thải bỏ lượng men thải lớn và bột trợ lọc, vải lọc có lẫn nấm men sau mỗi lần lọc làm tải lượng hữu cơ trong nước thải rất lớn. Nguồn nước thải không được kiểm soát và không được xử lý sẽ đến phân huỷ các chất hữu cơ, làm giảm ôxy hòa tan trong nước cần thiết cho thủy sinh. Ngoài ra quá trình này còn gây mùi khó chịu.
Vì vậy để đồng hành cùng doanh nghiệp về chi phí đầu tư và cũng như đưa ra các biện pháp xử lý thiết thực cho nhà máy sản xuất bia, chúng tôi xin đề xuất công nghệ phổ biến được xử lý hiệu quả cao, vận hành ổn định và có tính thẩm mỹ.
He-thong-xu-ly-nuoc-thai-nha-may-san-xuat-bia(4)
Sơ đồ: hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia
3. Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia:
Nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy theo mương dẫn tự chảy về hệ thống xử lý tập trung. Nước thải bắt đầu chảy qua song chắn rác để loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn. Sau đó nước thải sẽ tự chảy vào hố thu và được bơm lên bể điều hòa. Tại bể điều hòa được bổ sung hóa chất nhằm điều chỉnh pH tạo điều kiện cho các công trình phía sau (bể UASB) hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, trong bể còn bố trí hệ thống phân phối khí để đảm bảo hòa tan và điều nồng độ các chất bẩn trong toàn bộ thể tích bể và ngăn cản quá trình lắng cặn trong bể.
Nước thải từ bể điều hòa được chảy sang bể lắng lần 1. Tại đây quá trình lắng sẽ diễn ra, những chất có trọng lượng lớn sẽ lắng xuống đáy bể. Nước thải sau khi lắng sẽ qua máng thu và chảy vào bể UASB, bùn lắng được thu gom và đưa sang bể chứa bùn.
Trong bể UASB nước thải được phân phối đều trên diện tích đáy bể bởi hệ thống phân phối có đục lỗ. Dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ hòa tan trong nước được phân hủy và chuyển hóa thành khí. Các hạt bùn cặn bám vào các bọt khí được sinh ra nổi lên bề mặt va phải tấm chắn và bị vỡ ra, khí thoát lên trên được thu vào hệ thống thu khí, cặn rơi xuống dưới đáy và tuần hoàn lại vùng phản ứng kị khí. Phần bùn dư sẽ được đưa sang bể chứa bùn. Nước trong ra khỏi bể UASB có hàm lượng chất hữu cơ tương đối thấp được chảy tràn qua bể Aeroten thông qua máng thu nước.
Tại bể Aeroten, nước thải được trộn đều với bùn hoạt tính bằng hệ thống phân phối khí được lắp đặt dưới đáy bể. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong bể được thực hiện nhờ các vi sinh vật hiếu khí tạo thành CO2, nước và một phần tổng hợp thành tế bào vi sinh vật mới. Kết quả là nước thải được làm sạch. Hổn hợp bùn, nước trong bể Aeroten được dẫn sang bể lắng bậc II theo nguyên tắc tự chảy.
Ở bể lắng bậc II sẽ thực hiện quá trình lắng các bông bùn hoạt tính và các chất rắn lơ lửng trong nước. Bùn hoạt tính được bơm sang bể chứa bùn để bơm tuần hoàn lại cho bể Aeroten, phần còn lại sẽ chuyển qua bể nén bùn.
Bùn tạo ra từ bể lắng I, bể UASB sẽ được bơm về bể chứa bùn, sau đó bơm lên bể nén bùn. Bùn sau khi nén được đưa sang máy ép bùn nhằm giảm bớt độ ẩm và thể tích bùn, sau đó tiến hành thu gom để chôn lấp hoặc làm phân bón. Nước sinh ra từ bể nén bùn sẽ được dẫn về hố gom để được tiếp tục làm sạch.
Nước trong ra khỏi bể lắng bậc II sẽ qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Nước đạt tiêu chuẩn thải sẽ được đổ vào cống thoát nước chung của khu vực.
4. Ưu, nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia:
+ Vận hành tương đối đơn giản, chi phí cho vận hành không cao.
+ Thu hồi được nhiên liệu ở bể UASB để làm nhiên liệu sạch cung cấp cho quá trình sản xuất (đốt lò hơi).
+ Hiệu quả xử lý cao, nước sau xử lý có thể trực tiếp thải ra môi trường
Hãy liên hệ với chúng tôi để được trao đổi tư vấn miễn phí về hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia. Được tư vấn áp dụng những công nghệ sản xuất sạch hơn.
Liên hệ 0983.480.866